Trên thế giới, tùy theo quan niệm của từng vùng, cha mẹ sẽ có cách nuôi dạy con khác nhau.
1. Việt Nam
Cha mẹ ở Việt Nam bắt đầu hướng dẫn con ngồi bô sớm nhất lúc 9 tháng tuổi. Khi thấy con muốn đi tiểu hoặc muốn đi đại tiện, mẹ sẽ huýt sáo hoặc có người nói “xì xì”. Qua những lần như vậy, người mẹ sẽ tạo được sự kết hợp của tiếng huýt sáo với việc đi vệ sinh cho con. Bản thân trẻ cũng sẽ hiểu rằng khi có tiếng huýt sáo là lúc ngồi bô để đi vệ sinh. Lúc lên 2 tuổi, trẻ không cần mẹ huýt sáo mà tự đi vào nhà vệ sinh để ngồi bô.
2. Nhật Bản
Ở phương Tây, việc ngủ chung với một đứa trẻ là chủ đề gây tranh cãi giữa mọi người. Nhưng ở Nhật Bản, không có gì tranh cãi về chuyện này, mọi người cho rằng việc ngủ cùng con là điều tốt.
Hơn nữa, các bà mẹ Nhật Bản không chỉ ngủ chung với con mà khi nghe con khóc sẽ ngay lập tức bế con. Bởi vì, những người mẹ ở Nhật tin rằng việc đáp ứng tất cả nhu cầu của trẻ sơ sinh cho thấy chúng được yêu thương vô điều kiện và trở thành những người tự tin.
Trẻ sơ sinh ở Nhật Bản được các bà mẹ chăm bẵm, chú ý từng chút, nhưng điều này không phải là mãi mãi. Khi một đứa trẻ lên 4 tuổi, trẻ có thể tự đi đến trường và cũng được tập các việc lặt vặt như đi đến cửa hàng tạp hóa mua hàng một mình.
Bên cạnh đó, khi ở trường, trẻ em cũng có thói quen tự quét dọn, lau chùi phòng học và hành lang. Cha mẹ Nhật cho rằng những cách này giúp con được dạy về tính độc lập và trách nhiệm.
3. Thụy Điển
Ở quốc gia Bắc Âu này, cha mẹ và con cái cũng có quyền tương tự nhau và được coi là bình đẳng. Ở hầu hết các quốc gia khác, ý kiến một đứa trẻ thường không được coi trọng. Ở Thụy Điển, trẻ em được khuyến khích bày tỏ ý kiến của mình về mọi thứ. Điều này giúp trẻ thấy quan điểm của chúng cũng như của những thành viên khác trong gia đình. Trong gia đình, cha mẹ cho phép con tham gia một cách tích cực vào các cuộc họp gia đình khi cần phải đưa ra các quyết định.
4. Đan Mạch
Điều này có vẻ như không phải là điều tốt nhưng đây là cách được áp dụng ở Đan Mạch với các đường phố an toàn. Khi cha mẹ ở Đan Mạch phải đi mua sắm hay ăn trưa, họ không đẩy theo con mà để xe ở trên đường phố. Ở các nước khác hành động này có thể gây nhiều rắc rối và cha mẹ không yên tâm vì sợ con bắt cóc hoặc các tình huống bất trắc.
5. Nam Phi
Những người dân sống ở tỉnh Đông Cape ở Nam Phi có truyền thống gọi là sifudu. Theo đó, đây là nghi lễ được hoàn tất vào ngày thứ 3 kể từ khi lúc em bé chào đời. Sifudu có nghĩa là “đi qua khói”. Trẻ sẽ được đưa qua một làn khói để có được sự can đảm.
Đầu tiên, người lớn sẽ tạo khói bằng cách đốt những chiếc lá lấy từ một cây có mùi hăng. Sau đó, em bé được đưa ra qua khói. Điều thú vị là các em bé không khóc trong nghi lễ này, có lẽ chúng chưa kịp nhận ra điều gì đang xảy ra.
6. Na Uy
Ở các nước vùng Scandinavia, có khái niệm là friluftsliv, nghĩa là “sống ngoài trời”. Theo khái niệm này, cha mẹ sẽ dành nhiều thời gian nhất có thể để con được ra ngoài trời bất kể thời điểm nào trong năm và nhiệt độ thế nào.
Cha mẹ sẽ đặt con trong xe đẩy, cho con ngủ bên trong xe đẩy ngay cả khi thời tiết lạnh. Đây có thể là mong muốn của cha mẹ và người lớn để đứa trẻ có thể có sức đề kháng với thời tiết lạnh, khỏe mạnh và mạnh mẽ. Tuy nhiên, cha mẹ ở các nơi khác không nên áp dụng cách này có thể gây nguy hiểm cho con.
7. Pháp
Cha mẹ Pháp có những quy tắc nghiêm ngặt về những gì con ăn từ khi sinh ra. Các cha mẹ ở nước này cho con ăn thử các đồ ăn mới. Ngoài ra, cha mẹ Pháp còn dạy con ăn chậm, thưởng thức từng miếng thức ăn. Ngay cả ở trường, trẻ được nghỉ ít nhất 30 phút để ăn trưa và nói chuyện với bạn bè.
8. Bali, Indonesia
Ở Bali (Indonesia), trẻ sơ sinh không được chạm đất cho đến khi được 3 tháng tuổi. Trong văn hóa Bali, mặt đất được xem là nơi không sạch sẽ. Việc một đứa trẻ thơ ngây, trong trắng chạm vào đất là điều không tốt.
Lúc 3 tháng tuổi, trẻ được cho là đã sẵn sàng để đối mặt với mọi thứ của thế giới và đó là lúc để chạm đất. Vào dịp này, gia đình sẽ tổ chức một buổi lễ đặc biệt.
9. Phần Lan
Ở Phần Lan, mô hình giáo dục rất đặc biệt. Học sinh Phần Lan không có bài tập về nhà. Các em cần nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống. Trẻ có nhiều thời gian nghỉ ngơi trong ngày, vì thời gian học chỉ chưa đến 4 tiếng/ngày.
Mặc dù không giao bài tập về nhà cho học sinh nhưng kết quả khiến ai cũng bất ngờ. Hệ thống giáo dục Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu. Ngoài ra, giáo dục của quốc gia Bắc Âu này không chỉ tự hào về những sinh viên giỏi nhất thế giới mà còn có những học sinh hạnh phúc nhất.
10. Đức
Nuôi con luôn luôn tốn kém vì cần mua các thứ đồ dùng cho đến việc học hành. Ở Đức, cha mẹ được cung cấp tất cả sự giúp đỡ từ chính phủ. Chính phủ sẽ cấp 200 Euro/tháng/trẻ cho những gia đình có con đến khi con được 18 tuổi. Nếu con không đi làm lúc 18 tuổi mà tiếp tục học sẽ được chu cấp tiền đến năm 21 hoặc 25 tuổi.
11. Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, ăn uống được dạy như một kỹ năng sống của trẻ. Trong nền văn hóa Hàn Quốc, trẻ em biết rằng thưởng thức món ăn sẽ ngon hơn nếu đó là trải nghiệm. Cha mẹ ở Hàn Quốc cũng dạy con sự chờ đợi khi ăn. Cho dù đói, trẻ vẫn phải chờ lúc cả gia đình ngồi vào bàn mới được ăn.
12. Châu Phi
Tại châu Phi, trách nhiệm nuôi dạy con cái không chỉ nằm trên vai của cha mẹ mà còn là của các thành viên khác trong đại gia đình. Cho nên, dì hay chú của trẻ, những người thân sẽ cùng giúp cha mẹ nuôi dạy con. Bên cạnh đó, ở một số bộ tộc, trẻ được cả làng nuôi lớn dù họ không có mối quan hệ huyết thống.
13. Khu vực Trung Mỹ
Nhiều cha mẹ chắc chắn không dám tắm cho con trong nước đá lạnh. Tuy nhiên, những bà mẹ người Maya ở Trung Mỹ làm như vậy. Họ tắm bằng nước lạnh cho con để giảm bớt phát ban do nóng trong, giúp trẻ ngủ ngon. Nhiều trẻ sẽ không thích nghi được điều này sẽ khóc rất to, nhưng đây là việc hết sức mạo hiểm.
14. Thụy Điển
Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm việc phạt con từ năm 1979. Kể từ khi lệnh cám được đưa ra, một số quốc gia đã đưa ra quy định này và hiện tại hơn 50 quốc gia đưa ra quy định này.
15. Chi Lê
Nhiều cha mẹ chắc chắn không đồng ý khi một người lạ tiến lại gần con mình và đưa kẹo cho bé. Thậm chí, không ít người dạy con không bao giờ được lấy kẹo từ người lạ. Tuy nhiên, tại Chi Lê, người lạ thường đưa kẹo cho trẻ em trên đường phố như một biểu hiện của tình yêu thương với đứa trẻ.
16. Polynesia (vùng lãnh thổ thuộc Pháp)
Ở Polynesia, cha mẹ sẽ là người chăm sóc con, nhưng ngay khi đứa trẻ biết đi họ sẽ giao việc chăm sóc cho đứa trẻ lớn hơn. Trong cuốn sách của mình, tác giả Mei-Ling Hopgood viết: Trẻ học mầm non đã học cách dỗ dành em và trẻ mới biết đi đã tự lập vì chúng được dạy rằng đó là cách duy nhất để có thể chơi với những đứa trẻ lớn hơn.
17. Ailen
Theo truyền thống Ailen, các cặp vợ chồng sẽ giữ lại tầng trên cùng của chiếc bánh cưới để dành cho lễ rửa tội cho con khi bé chào đời. Sau khi bánh được trao cho khách, mẩu vụn bánh được rắc lên trán của trẻ để được may mắn. Một số cặp vợ chồng còn giữ lại một ít rượu sâm panh trong lễ cưới để đổ một chút lên trán của con giúp bé có nhiều may mắn.