Trí thông minh thị giác, không gian là gì?

Trí thông minh thị giác, không gian là gì?
Trí thông minh thị giác, không gian là khả năng đánh giá, nhận định về những hình ảnh, vật thể. Cụ thể là người này có khả năng hình dung, liên tưởng cũng như tạo hình với các đồ vật tốt. Đây cũng là người có trí nhớ về đồ vật tốt, có khả năng quan sát tốt.
Chúng ta làm rõ thêm các vấn đề về Quan sát:

Quan sát: Là quá trình tri giác (bằng nhiều giác quan) có chủ định nhằm:
– Xác định các đặc điểm của đối tượng qua những biểu hiện như các sự kiện, hành động, cử chỉ, lời nói, sự tương tác giữa những cá nhân được quan sát với nhau, v.v… và ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng quan sát, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu… mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá về những vấn đề quan sát làm cơ sở minh chứng cho việc đánh giá một tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề nhất định

Kỹ năng quan sát: Là khả năng thực hiện một nhiệm vụ hay công việc quan sát theo một mục tiêu xác định trên cơ sở những tri thức, kỹ năng, thái độ có liên quan và theo một quy trình và hệ tiêu chuẩn nhất định.

Người có trí thông minh thị giác, không gian có 2 khả năng quan sát như sau:
– Quan sát trực tiếp: Quan sát và ghi chép hành vi của con người ngay tại bối cảnh và thời gian thực tế diễn ra.
– Quan sát gián tiếp: Không quan sát trực tiếp hành vi mà đi thu thập các dấu vết của hành vi còn lưu lại (ví dụ: chương trình đào tạo, lịch hoạt động của phòng thí nghiệm, phòng nghe nhìn…).

Phát triển trí thông minh thị giác cho trẻ
Chơi các trò chơi ô chữ. Học sử dụng bản đồ, hình ảnh kí hiệu.
Tự trang trí phòng ngủ của mình.
Chơi các trò chơi nhanh tay lẹ mắt.
Sử dụng hình vẽ kết hợp khi diễn đạt, trình bày ý kiến.

Phát triển trí thông minh thị giác, không gian cho trẻ sơ sinh:
Bé sơ sinh thích nhìn hình có họa tiết mang màu sắc tương phản đặt cạnh nhau (ví dụ: quả bóng có sọc đen trắng); hình có nội dung phong phú, phức tạp (ví dụ: gương mặt người xung quanh) và bé đặc biệt thích màu đỏ.

Bé có thể nhìn được người hoặc đồ vật ở cách mắt khoảng 20 cm, ở quá gần hay quá xa mắt, bé đều không nhìn thấy rõ. Bên cạnh đó, bé sơ sinh còn có khả năng ghi nhớ đồ vật mình đã nhìn thấy, vì thế bạn cần liên tục “đổi mới” đồ vật trước mắt bé để duy trì “hứng thú” nhìn của bé nhằm kích thích thị giác phát triển.
Cho trẻ học flashcard để tăng khả năng tập trung, chú ý.