Hệ thống này đã tồn tại hàng trăm năm, cho phép cha mẹ nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, tài năng, tôn trọng cộng đồng, có tinh thần làm việc nhóm và trở thành một người tốt.
Ngoài ra, các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đứng ở vị trí hàng đầu về xếp hạng giáo dục theo ước tính của PISA (tổ chức đánh giá học sinh quốc tế). Các học sinh 15 tuổi đến từ phương Đông cho thấy sự vượt trội trong môn Toán, Đọc và Khoa học so với sinh viên khác trên thế giới.
Vậy làm thế nào mà phụ huynh các nước này có thể giúp con cái họ đạt được như vậy?
1. Giáo dục không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống
Niềm tin ấy áp dụng cho 2 năm đầu đời của trẻ. Trong giai đoạn này, cảm xúc rất quan trọng, cho nên trẻ luôn được bao bọc bởi tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc. Tiếp xúc thân thể cũng rất quan trọng, vì vậy cha mẹ thường bế ẵm trẻ ngay cả khi việc đó là không cần thiết.
Phụ huynh Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc… đều tin rằng dù không thể đáp lại nhưng trẻ đã bắt đầu cảm nhận và phân tích thông tin từ khi còn là bào thai. Đó là lý do tại sao cha mẹ cố gắng làm tấm gương tốt ngay cả khi con họ còn rất nhỏ.
2. Coi trọng trải nghiệm cá nhân
Cha mẹ phương Đông không cấm mọi thứ một cách gay gắt. Nếu một đứa trẻ làm gì đó nguy hiểm hay điều xấu, người lớn chỉ cố gắng đánh lạc hướng để trẻ chú ý sang thứ khác. Họ quan niệm rằng ngăn cấm có thể ngăn chặn niềm đam mê khám phá của trẻ.
Một đứa trẻ sẽ được giảng giải về sự nguy hiểm và lý do tại sao nên tránh làm một số điều, nhưng không ai cấm bất cứ điều gì. Vì vậy, trong tương lai những đứa trẻ này có một cách suy nghĩ sáng tạo hơn, chúng có thể tưởng tượng được các giải pháp độc đáo, chúng tuân theo các quy tắc quan trọng và chúng luôn tôn trọng người lớn.
3. Lợi ích riêng không quá quan trọng
Cha mẹ phương Tây thường nói: “Đừng làm mình bị thương”, còn ở phương Đông, họ sẽ nói: “Đừng làm bị thương người khác”. Trước khi lên 3, trẻ được dạy phải tôn trọng mọi người xung quanh, động vật, có khả năng kiểm soát bản thân và quan tâm tới tự nhiên.
Trẻ được nuôi dạy sao để chung sống với người khác, giúp đỡ và quan tâm tới lợi ích của người khác. Ở Nhật Bản, mọi người tin rằng, hướng tiếp cận này rất quan trọng với sự phát triển của một chính phủ và xã hội hài hòa. Đó là lý do tại sao trẻ được dạy để trở thành một phần của nhóm, của tập thể.
4. Ở tuổi 2-3, trẻ chơi nhiều môn thể thao và tham dự các lớp học giáo dục
Sau khi được dạy những điều cơ bản về cách cư xử, sự phát triển toàn diện của trẻ bắt đầu. Một đứa trẻ 3 tuổi có một ngày học tập bận rộn là điều bình thường. Trẻ em có thể học tất cả các lớp ngoại ngữ, toán, vẽ, diễn xuất và âm nhạc cùng lúc.
Vì vậy,gần như tất cả trẻ em dưới 4 tuổi biết cách chơi ít nhất một nhạc cụ và những điều cơ bản về toán và ngữ pháp. Khi 5 tuổi, trẻ em chuẩn bị đi học. Thời thơ ấu vô tư chấm dứt và từ đây về sau, trẻ được dạy phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt.
5. Trẻ em tiểu học có thể tự làm nhiều thứ
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trẻ em 6 tuổi đều có thể đến trường một mình. Các bậc phụ huynh không đưa con đến trường.
Vào thời điểm bắt đầu đi học, trẻ đã được học đếm, viết và đọc những cuốn sách đơn giản. Ở các nước châu Á, người ta tin rằng việc dạy trẻ em đếm sớm sẽ giúp phát triển các thùy trán của não cũng như khả năng sáng tạo.
6. Khi đến lúc, trẻ sẽ dành thời gian để lựa chọn nghề nghiệp tương lai
Tầm tuổi 12-16, trẻ có thể tự đưa ra quyết định của mình và chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Không giống phương Tây, trẻ em phương Đông không vội vã chọn nghề nếu chúng chưa sẵn sàng.
Sự gắn kết gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một đứa trẻ có thể sống cùng với gia đình bao lâu tuỳ thích. Nhưng thường thì trước khi 14 tuổi, trẻ đã biết mình muốn trở thành gì và có thể tự chủ trong các quyết định.